“Sau khi Giăng bị tù, Đức Chúa Giê-xu đến xứ Ga-li-lê, giảng Tin Lành của Đức Chúa Trời mà rằng: Kỳ đã trọn, Nước Đức Chúa Trời đã đến gần, các ngươi hãy ăn năn và tin đạo Tin Lành” (Mác 1:14-15)
Ăn năn là một trong những việc làm tích cực nhất của mọi lời nói. Giăng Báp-tít tập trung sự rao giảng của mình vào sự ăn năn (Ma-thi-ơ 3:2; Mác 1:4; Luca 3:3). Chúa Giê-xu cũng rao giảng về sự ăn năn, dặn bảo các môn đồ Ngài phải ăn năn (Mác 1:14-15; Luca 24:47). Thiên sứ tiên báo rằng Đấng Mê-si-a sẽ cứu dân Ngài ra khỏi tội (Ma-thi-ơ 1:21). Yêu cầu cần thiết để được cứu rỗi này sẽ là sự ăn năn.
Ăn năn có nghĩa là hoàn toàn không còn đi theo một chiều hướng nào đó mà xây người đi theo hướng ngược lại. Chắc chắn sự ăn năn còn là sự thay đổi đột ngột và đầy quyết tâm. Đức Chúa Trời khuyên chúng ta ăn năn khi con đường mà chúng ta đang đi dẫn đến sự hư mất. Sự ăn năn sẽ giúp chúng ta vượt khỏi những hậu quả nghiêm trọng! Thật tuyệt vời! Thật được yên ủi khi Đấng Tạo Hoá yêu thương chúng ta đủ để cảnh báo cho chúng ta về mối nguy hiểm hầu đến!
Vấn đề của chúng ta đó là chúng ta nghĩ sự ăn năn là một cái gì đó tiêu cực. Khi chúng ta nhận biết tội lỗi mình, chúng ta muốn “tái dâng hiến” đời sống mình cho Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể nói cho những người khác biết chúng ta đã giải quyết để mình được trung tín với Đức Chúa Trời hơn trước khi chúng ta từ bỏ Ngài. Nhưng Kinh Thánh không nói về “sự tái dâng hiến” chính mình. Kinh Thánh nói đến sự ăn năn! Sự ăn năn là dấu hiệu của sự thay đổi đầy quyết tâm, không chỉ là sự giải quyết với lòng mong ước. Chúng ta không ăn năn nếu chúng ta vẫn còn ở trong tội lỗi!
Sự ăn năn bao gồm sự thay đổi triệt để của tấm lòng và tâm trí, trong đó chúng ta nhất trí với sự đánh giá của Đức Chúa Trời về tội lỗi chúng ta và sau đó có hành động đặc biệt để đặt để chính mình theo đúng ý muốn của Ngài. Sự mong mỏi được thay đổi không phải là sự ăn năn. Bằng chứng của sự ăn năn không phải là những lời nói đầy quyết tâm mà là một cuộc đời được thay đổi.