Ngợi Khen - Thờ Phượng

Dân Isơraên đã trải qua thời đại có vua chúa và tiên tri, họ là những người đã kinh nghiệm phần đầu của bài học này rất kỹ. Họ đã kinh nghiệm được quyền năng vĩ đại và sự thánh khiết của Chúa. Họ đã từng nhìn thấy trụ lửa ban đêm; và họ cũng sợ hãi khi thấy sấm sét làm rung động núi Sinai. Họ trông cậy vào các thầy tế lễ thượng phẩm đặng thay mặt  họ vào nơi chí thánh và đền thờ của Đức Chúa Trời, vì họ sợ khi đến trước Chúa.

   Nhưng Đức Chúa Trời thì không muốn bị xem như một Đấng khó gần và xa vời vợi. Ngài yêu loài người đến đỗi Ngài đã sai Chúa Giêxu đến thế gian ngỏ hầu giảng hoà thế gian với Ngài. Vì tội lỗi là thủ phạm và nó chính là một bức tường ngăn cách con người và Đức Chúa Trời. Tội lỗi phảI được chuộc thì mốI liên hệ giữa Chúa và loài người mới được phục hồi.

   Và Chúa Giêxu Christ đã trả giá chuộc đó bằng sự chết của Ngài trên thập tự giá. Hêbơrơ 10:19-22 “ Vậy, thưa anh em, vì chúng ta nhờ huyết Đức Chúa Jêsus được dạn dĩ vào Nơi Chí Thánh, bởi con đường mới và sống mà Ngài đã mở cho chúng ta ngang qua cái màn, nghĩa là ngang qua thân xác Ngài; lại vì chúng ta có một thầy tế lễ vĩ đại được lập lên cai trị nhà Đức Chúa Trời, nên chúng ta hãy lấy lòng chân thật với niềm tin vững chắc, lòng được tẩy sạch khỏi lương tâm ác, thân thể rửa bằng nước tinh khiết mà đến gần Chúa.”

Bạn nghĩ gì khi nghe cụm từ “Chúa, Chúa Cha”!. Bạn có nghĩ người đó là một quan tòa khắc nghiệt, một ngườI lãnh đạo tàn bạo, hay một kẻ độc tài? Cụm từ đó đem đến cho bạn cảm xúc bồn chồn hay sợ hãi?

   Nhưng có một số người đã trải qua thời niên thiếu không may mắn, hay có một ký ức tồi tệ về bậc cha mẹ tàn bạo của mình. Chúa, Ngài nhìn thấy chúng ta và mọi tư tưởng của chúng ta. Nhưng hãy nhớ rằng tình yêu của Ngài dành cho chúng ta vĩ đại hơn bất kỳ tình yêu của bậc làm cha mẹ nào trên thế gian này. Vua Đa-vít nói “Khi cha mẹ từ bỏ con, Thì Đức Giê-hô-va sẽ tiếp nhận con” (Thi Thiên 27:10). Mặc dù vua Đa-vít lớn lên trong nơi tốt lành nhưng ông biết rằng tình yêu của con người có thể mất, nhưng tình yêu của Đức Chúa Trời thì không bao giờ.

   Thi Thiên 103:13 “Đức Giê-hô-va thương xót người kính sợ Ngài, Khác nào cha thương xót con cái mình vậy”. Chúng ta có thể nghĩ đến bậc cha mẹ tốt nhất ở thế gian này, và Đức Chúa Trời cũng như vậy đó, nhưng Ngài còn tốt hơn gấp bội phần.

   Một đứa trẻ sẽ chạy òa vào vòng tay cha mẹ khi nó sợ, cần sự bảo vệ, cần sự giúp đỡ, đói, cô đơn, gặp khó khăn, hay khi muốn chia sẻ với ba mẹ về những gì xảy ra trong ngày, hay khi muốn được nâng niu và khi muốn nghe tiếng nói của cha mẹ.

   Chúa muốn chúng ta có được những cảm giác đó. Ngài muốn chúng ta cảm thấy an toàn khi đến với Ngài. Sứ đồ Phaolô biết và ông viết trong Rôma 8:15 “Thật vậy, anh em đã không nhận lấy tinh thần làm nô lệ để cứ sống trong sự sợ hãi, nhưng đã nhận lấy tinh thần làm con nuôi, và nhờ đó, chúng ta gọi rằng: “A-ba! Cha!”

   Khi sứ đồ Phaolô viết những lời này, ông dùng tiếng Aramic “a-ba” nghĩa là cha. Đó là ngôn từ trẻ con dùng để gọi cha của mình.

   Điều này tỏ gì cho chúng ta về sự thờ phượng? Chúa yêu chúng ta rất nhiều, Ngài muốn có mối quan hệ thân thiết vớI chúng ta. Dĩ nhiên, Ngài xứng đáng được chúng ta ngợi khen và tôn thờ. Do vậy khi chúng ta không thờ phượng Chúa cách hết lòng thì chúng ta đã làm tổn thương không những chính mình mà còn tổn thương đến Cha thiên thượng kính yêu của chúng ta.

   Có lẽ, chúng ta nên tự hỏi: tôi có đang đối xử với Chúa như người xa lạ không? Tôi có đang phớt lờ Chúa để làm theo ý riêng mình không? Tôi có bắt đầu ngày mới trong mối thông công với Chúa và trong sự ngơi khen Ngài không?

   Nếu bạn không thể trả lời những câu hỏi này cách thỏa lòng, thì hãy cúi đầu xin Chúa tha thứ cho bạn, vì Ngài đang chờ bạn.

   Khi bạn ở trong sự thờ phượng vui vẻ và trong mối thông công cùng Chúa, bạn sẽ thấy mình gần Chúa. Càng thờ phượng Chúa nhiều, bạn sẽ càng thỏa lòng và sẽ càng muốn thờ phượng, và sự thờ phượng dần sẽ trở thành  lối sống của bạn, làm cho đời sống bạn thêm phong phú.

Lời Chúa mỗi ngày!

Đăng ký nhận bài