Nghịch cảnh - Thử thách

 

[Đức Chúa Trời] Ngài an ủi chúng tôi trong mọi hoạn nạn, để chúng tôi có thể dùng chính sự an ủi mà Đức Chúa Trời đã an ủi chúng tôi để an ủi những người khác trong bất cứ hoạn nạn nào họ gặp! (2 Cô-rinh-tô 1:4). 

Cơ Đốc nhân không thể sống với ảo tưởng rằng đời sống Cơ Đốc nhân thành công là thảnh thơi, không hoạn nạn. Đức Chúa Giê-xu thì phán dạy: “… Các con sẽ có hoạn nạn trong thế gian, nhưng hãy vững lòng, Ta đã thắng thế gian rồi (Giăng 16:33).

Bí quyết để chiến thắng không phải là loại bỏ sự bắt bớ và đau khổ, nhưng là đứng vững vàng trong đau khổ. Từ giờ trở đi, chúng ta phải chấp nhận thực tế khổ đau nhưng sẽ đến kỳ “Sẽ không có sự chết, cũng không có tang chế, than khóc, hoặc đau đớn nữa…” (Khải Huyền 21:4).

Thế gian mà chúng ta đang sống là một chiến trường thuộc linh chứ không phải là một sân chơi. Thế nên, chúng ta cần phải thực sự chú ý những lời về khí giới thuộc linh của Đức Chúa Trời được đề cập đến trong Ê-phê-sô 6: “ …để trong ngày tai họa anh em có thể chống cự lại, và khi chiến thắng mọi sự rồi, anh em vẫn đứng vững vàng” (Ê-phê-sô 6:13)

Chúng ta nhớ những lời Đức Chúa Giê-xu phán, “Vậy, ai nghe lời Ta và làm theo, thì giống như một người khôn ngoan, xây nhà mình trên vầng đá. Dù có mưa tuôn xuống, lũ lụt tràn đến, gió xô mạnh, nhà ấy vẫn đứng vững, vì đã được xây trên vầng đá” (Ma-thi-ơ 7:24-25).

Đức Chúa Giê-xu không phán rằng chúng ta sẽ không trải qua bão tố, nhưng Ngài quả quyết rằng nền vững chắc (những người không chỉ nghe mà cũng “làm” theo lời ) sẽ đứng vứng vàng. Vậy nên, vâng Lời Đức Chúa Trời là chìa khóa quan trọng để đứng vững vàng qua bão tố. Thậm chí bão tố của sự bắt bớ.

Dựa vào những quan sát các Cơ Đốc nhân ở những quốc gia khác của chúng ta, những người đã chịu đựng sự bắt bớ, chúng ta phải tự chuẩn bị một cách thông minh, thực tế và thuộc linh đối với những bão tố của ngày hôn nay cũng như những bão tố sắp đến.

Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước, mục sư của Hội Thánh tư gia tăng trưởng nhanh bị chính quyền đe dọa bỏ tù. Ông nói với người bạn thăm mình rằng, “Tôi biết có chuyện sẽ xảy đến. Tôi đã chuẩn bị người khi tôi bị bỏ tù và tôi sắn sàng chịu tù.” Câu trả lời của vị mục sư biểu lộ sự chuẩn bị của mình theo ba khía cạnh:

 “Tôi biết điều đó sẽ xảy đến.” Sự chuẩn bị thông minh: vì Hội Thánh phải hiểu điều Kinh Thánh dạy dỗ, đặc biệt là về sự bắt bớ và chịu khổ nạn. Khi giông bão thổi qua, kẻ ác không còn nữa, Nhưng nền móng người công chính mãi mãi vững bền. Châm ngôn 10:25

 “Tôi đã chuẩn bị người khi bị bỏ tù. ”Sự chuẩn bị thuộc linh: vì Hội Thánh có thể cầu nguyện, kiêng ăn và tham gia vào các hoạt động khác nhấn mạnh tầm quan trọng của sự chiến đấu trong chiến trận thuộc linh.
 “Tôi sẵn sàng chịu tù. ”Sự chuẩn bị thực tế: bởi vì Hội Thánh có thể đảm bảo các nhóm nhỏ có thể nhóm lại cầu nguyện và không để cảm xúc làm lay chuyển đức tin. Ngôi nhà có thể được xem là trung tâm làm việc, làm chứng và thờ phượng của Cơ Đốc nhân.

Trong một số vùng xảy ra sự bắt bớ, chúng ta cũng thấy kết quả phấn hưng thuộc linh. Đức Chúa Trời đang luyện lọc đức tin của những người theo Ngài thông qua lửa đau khổ. Cấu trúc Hội Thánh được thay đổi và ưu tiên cá nhân được xác định lại. Hội Thánh được thu lại thành những yếu tố tối cần và phải lựa chọn xem đó là những điều gì. Một nhân dạng mới là tín đồ trong Đấng Christ được hình thành. Có một ý nghĩa nhân dạng đúng theo bày tỏ của Phao-lô trong Rô-ma 8:37 là “…Trái lại, trong mọi sự ấy chúng ta nhờ Đấng yêu thương mình mà toàn thắng” và những người toàn thắng được thấy trong sách Khải Huyền của Giăng.

Thêm nữa, nhiều Cơ Đốc nhân chịu bắt bớ đã dạy chúng ta nhiều điều về việc áp dụng lẽ thật Kinh Thánh trong đời sống hàng ngày hơn là chúng ta có thể đóng góp cho họ. Chúng ta tin các nguyên tắc Kinh Thánh trong những lời làm chứng của họ là những hạt giống phục hồi thuộc linh cho mỗi xã hội và nền văn hóa.

Giống như họ, chúng ta học được nhiều điều về Chúa Giê-xu trong các cơn bão tố. Có lẽ cơn bão được biết đến nhiều nhất được ghi lại trong Mác 4:35-47. Từ kinh nghiệm của các môn đồ trong phân đoạn này, chúng ta thấy rằng các cơn bão có thể nổi lên ngay sau sự vâng lời. Chúng ta biết khi Chúa Giê-xu phán, “Hãy đi sang bờ bên kia,” chúng ta sẽ tới được bến bờ đó bất chấp các cơn bão. 

Nhiều khi các cơn bão có thể khiến chúng ta thấy dường như Chúa Giê-xu không quan tâm. Ngài quá mệt mỏi và ngủ thiếp đi trong cơn bão đã khiến các môn đồ-một số người trong số họ thậm chí là những ngư phủ chuyên nghiệp phải lo sợ đến tính mạng. Chúa Giê-xu quở trách họ vì họ sợ hãi và ít đức tin”. Thế nên, nhu cầu lớn nhất của chúng ta không phải là mong cơn bão chấm dứt mà là thoát khỏi nỗi sợ hãi và có đức tin nơi Ngài khi cơn bão hoành hành.

Tạ ơn Chúa vì cuối cùng thì các cơn bão cũng tan! Chúng ta học biết thêm từ phân đoạn Kinh Thánh này. Và các cơn bão thường biểu lộ một điều gì đó mới mẻ về Chúa Giê-xu. Ỏ đây, các môn đồ bày tỏ sự kinh ngạc vì Ngài thậm chí điều khiển được sóng, gió. Họ đã dành nhiều thì giờ ở cùng Chúa Giê-xu nhưng trải nghiệm này đã làm họ khiếp sợ. Họ biết Chúa Giê-xu với nhân tính hoàn toàn trong mối quan hệ với Ngài cho tới thời điểm này. Và giờ đây họ đối diện với thần tính hoàn toàn của Ngài-điều này thực sự làm họ kinh sợ. Chúng ta luôn học được thêm điều gì đó về Chúa Giê-xu và điều này thường diễn ra trong các cơn bão tố của cuộc đời.

Hãy nhìn xem Đức Chúa Giê-xu Christ, Đức Chúa Trời Hằng Sống, chứ không phải ma quỷ hay sự bối rối, vì chiến thắng được đảm bảo nơi Ngài. Xem Hê-bơ-rơ 12:2

Đức Chúa Giê-xu Christ là tâm điểm. Ngài là Lời tuyệt đối, Đức Chúa Trời nhập thể, đánh bại Sa-tan trên thập tự giá và đến một ngày, đến thời điểm của Đức Chúa Trời, cũng sẽ tiêu diệt hắn. Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc nhìn biết Đấng Cứu Thế độc nhất của chúng ta.

Trích sách Đứng Vững Qua Bão Tố

Nghe Sách nói

Lời Chúa mỗi ngày!

Đăng ký nhận bài