Ngợi Khen - Thờ Phượng

   Hai ngàn năm trước đây, sứ đồ Phao lô bị bỏ vào tù vì cớ giảng Tin lành. Có lẽ nhờ kinh nghiệm này mà Phao lô nhận biết rõ hơn về tầm quan trọng của các tín hữu thờ phượng chung với nhau. “ …. đã được gọi đến để thành một thân thể….” (Côlôse 3:15)

“chớ bỏ sự nhóm lại như mấy kẻ quen làm, nhưng phải khuyên bảo nhau, và hễ anh em thấy ngày ấy hầu gần chừng nào, thì càng phải làm như vậy chừng nấy”. Hê bơ rơ 10:25

Ngày nay các Cơ đốc nhân cùng nhau thờ phượng Chúa cũng quan trọng như sự thờ phượng Chúa của các Cơ đốc nhân trong Hội thánh đầu tiên vậy. Lý do để thờ phượng chung ấy là sự hiện diện của Chúa sẽ ở với những người nhóm hiệp với nhau trong danh Chúa Giê-xu. Ngài dạy rằng “Vì nơi nào có hai ba người nhân danh ta nhóm nhau lại, thì ta ở giữa họ” (Mathiơ 18:20)

   Có một sức mạnh trong sự hiệp một. Truyền đạo 4:12 chép rằng “Lại nếu kẻ ở một mình bị người khác thắng, thì hai người có thể chống cự nó; một sợi dây bện ba lấy làm khó đứt”. Sức mạnh của sự hiệp một cũng được áp dụng cho những vấn đề thuộc linh nữa. Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, các tín hữu nhóm nhau lại một chỗ khi Đức Thánh Linh đến thăm viếng họ (Công vụ 2:1). Đức Chúa Trời tôn trọng sự hiệp nhất của tấm lòng và mục đích.

   Chúng ta đang sống trong một thế giới tội lỗi nên chúng ta rất cần lẫn nhau. Nếu tôi đến Hội thánh trong sự thất vọng nhưng khi nghe được người khác ngợi khen Chúa, nó giúp tôi quên đi nan đề của mình và tôi cũng ngợi khen Chúa nữa. Có người làm chứng lại những gì Chúa đã làm cho anh ấy và điều ấy giống những điều tôi cần. Chúa dùng người khác để phục vụ tôi. Rồi một ngày kia đến phiên tôi phục vụ người khác. Điều diệu kỳ là Lời Đức Chúa Trời khích lệ chúng ta nhóm họp lại với nhau trong mối thông công.

   Mỗi lần chúng ta nhóm họp chúng ta nên hoạch định thời gian để thờ phượng Chúa. Những bài hát và đọc Kinh Thánh là những điều tôn kính, kéo tâm trí chúng ta ra khỏi bản thân mình. Những bận bịu của thế gian dường như nhỏ hơn khi chúng ta nhận biết tình yêu của Đức Chúa Trời lớn dường bao đang hướng về chúng ta. Tình yêu của Ngài sẵn sàng cung ứng cho chúng ta mọi nhu cầu.

   Chúng ta không thể trù tính thời gian thờ phượng Chúa bởi vì Đức Thánh Linh hướng dẫn mỗi lần khác nhau bằng những cách khác nhau. Tuy nhiên chúng tôi sẽ nêu ra một vài đề nghị.

   Buổi thờ phượng không nên là buổi thờ phượng của riêng bạn. Buổi thờ phượng nên dành cho mọi người để chia sẻ những kinh nghiệm trong Chúa, và nêu lên những câu Kinh Thánh mà nó có ý nghĩa đặc biệt đối với họ. Đôi khi ở trong các nhóm nhỏ mỗi người có thể tìm được một câu Kinh Thánh về sự thờ phượng và đọc lớn lên. Thì giờ thờ phượng nên là một thì giờ thoải mái mà mọi người cảm thấy tự do để tham dự. Nhưng không một người nào cảm thấy bị ép buộc hoặc là cưỡng bách tham gia.

   Tôi biết có một nhóm nhỏ các tín hữu thay phiên nhau để dâng lên cho Chúa từng lời thờ phượng. Có lẽ có người nói như thế này “Chúa ôi, con ngợi khen Ngài vì sự thành tín của Ngài”. Người khác nói: “Con cám ơn Chúa vì tình yêu của Ngài”. Điều này giúp cho mọi người cơ hội để nói lên lời ngợi khen Chúa. Những tân tín hữu và những tín đồ nhút nhát cần được khích lệ cách đặc biệt để bước vào sự thờ phượng Chúa. Thì giờ cầu nguyện cá nhân và dâng những nhu cầu trước mặt Chúa có thể được tiếp nối sau sự thờ phượng.

   Sau khi cầu nguyện cá nhân thì nhóm nhỏ có thể thờ phượng một lần nữa bằng một hình thức khác. Người lãnh đạo nhóm nên tìm kiếm sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh về thứ tự của buổi nhóm và những gì cần làm tiếp theo.

   Một hình thức đẹp đẽ khác của sự thờ phượng là sự hiệp nguyện. Có lẽ có những tiếng rì rào chung quanh phòng nhóm khi tất cả những tiếng cầu nguyện vang lên. Nó giống như một dòng sông hiền hoà của tình yêu đang tuôn chảy hướng đến Đức Chúa Trời. Những giọng nói dấy lên và âm thanh đó giống như suối lớn của sự ngợi khen tuôn đổ hướng về thiên đàng. Đẹp đẽ làm sao những âm thanh này vang vọng đến Chúa! Sứ đồ Giăng nói rằng lời cầu nguyện của chúng ta như những bình vàng đầy hương trước ngôi Đức Chúa Trời (Khải huyền 5:8).

   Trong sự hiệp nguyện, Đức Thánh Linh thường vận hành trên hội chúng để thờ phượng bằng ngôn ngữ cầu nguyện. Ngài có thể thúc giục họ hát trong Thánh Linh nữa. Sự trộn lẫn của âm thanh nhắc nhở cho chúng ta về những ca đoàn trên thiên đàng dâng lời ngợi khen Chúa ngày cũng như đêm.

   Có một sự tương phản ở đây, sự yên lặng thánh khiết có thể quét qua khi chúng ta thờ phượng Chúa. Đừng có sợ sự yên lặng, trong lúc này Chúa có thể nói với chúng ta qua tư tưởng. Đôi khi sự yên lặng sẽ bị phá vỡ khi Đức Thánh Linh bày tỏ lời tiên tri qua một ai đó hoặc sứ điệp bằng tiếng lạ và sự thông giải nó (I Côrinhtô 12:10). Vì vậy, nếu như có sự yên lặng thình lình giáng xuống trong lúc thờ phượng, thì không nên đánh mất giờ phút ấy. Hãy nhớ rằng sự yên lặng cũng là điều quan trọng nữa.

   Sự thờ phượng của chúng ta nhóm của những tín hữu nên có trật tự. Nói cách khác những người ngoại có thể hoang mang và rút lui nếu như sự thờ phượng của chúng ta theo nghi lễ và tẻ nhạt, và họ sẽ không được kéo đến Cha yêu đàng. Nếu như sự thờ phượng của chúng ta được Đức Thánh Linh dẫn dắt, người ta sẽ cảm thấy lôi kéo nhẹ nhàng của Đức Thánh Linh. Những người ngoại sẽ được cứu và tín hữu sẽ được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Trong mọi sự này Đức Chúa Trời được vinh hiển.

Lời Chúa mỗi ngày!

Đăng ký nhận bài