Ngợi Khen - Thờ Phượng

   Chúng ta đã đề cập đến sự thờ phượng thật – một tấm lòng ngay thẳng trước mặt Chúa – và dĩ nhiên đây là kết quả của những hành động đúng đắn. Nếu chúng ta yêu mến Chúa và yêu mến anh em mình chúng ta sẽ không làm tổn thương họ; chúng ta sẽ làm những gì có thể để giúp đỡ anh em mình.

   Tuy nhiên có những điểm nổi bật cũng như những biểu hiện bên ngoài của sự thờ phượng làm nẩy sinh một số thắc mắc trong chúng ta. Chúng ta có cần phải dâng của lễ như người Giu-da trong thời Cựu ước không? Chúng ta có nên quì lạy trước những tượng của các sứ đồ hoặc các vị thánh khác không? Phải chăng không có sự tôn kính khi chúng ta vỗ tay trong Hội thánh?

   Một số việc chúng ta làm trong khi thờ phượng có liên hệ đến nền văn hoá của chúng ta – bản thân của nền văn hoá thì không sai. Trong mỗi xã hội có những phong tục được chấp nhận trong sự thờ phượng, nó trở thành một phần của cuộc sống và Hội thánh. Những điều này không sai trừ phi nó đi ngược lại với nguyên tắc Thánh kinh. Chúng cũng không cần thiết đối với Chúa nữa. Nhưng chúng sẽ tác động trong việc đến gần sự thờ phượng.

   Chúng ta cũng đáp ứng lại sự thờ phượng bằng những phương cách mà chúng nó là một phần của cá tính chúng ta. Hãy suy nghĩ về những người bạn của mình. Có người khi nhận được món quà thì nhảy tưng lên cách thích thú còn có người thì chỉ mỉm cười rồi nói lời cám ơn, vì sao mà họ có những cách đáp ứng khác nhau như vậy? Đơn giản chỉ vì họ có những cá tính khác nhau.

   Bên cạnh với những điều này, Thánh Kinh giúp cho chúng ta những hướng dẫn cho sự thờ phượng. Những người thờ phượng trong thời Cựu Ước cũng được dạy dỗ bằng những quy tắc đặc biệt để noi theo, đặc biệt là trong việc dâng các của lễ. Ngày nay, chúng ta không còn làm theo những lệ luật đó nữa, bởi vì các của lễ là những biểu tượng hoặc những hình ảnh của những việc sẽ đến. Giết một con chiên và rải huyết của nó là những điều hướng đến Đấng Christ. Ngài là Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng đổ huyết ra tại thập tự giá vì cớ tội lỗi thế gian. Chúng ta không đề cập đến các nghi lễ ở đây, bởi vì không cần đến. Bởi chúng ta đã biết ý nghĩa của nó, chúng ta hãy trở lại với Gô-gô-tha để chấp nhận của lễ trọn vẹn, hoàn hảo đã được thực hiện cho chúng ta.

“Vậy, giao ước thứ nhất cũng có những quy định về việc thờ phượng và một Nơi Thánh dưới đất. Nhưng khi Đấng Christ đã đến như một thầy tế lễ thượng phẩm của những điều tốt đẹp sau nầy, thì qua đền tạm lớn hơn và toàn hảo hơn - không do tay người làm nên, nghĩa là không thuộc về những vật của đời nầy. Vì lý do đó, Ngài là Đấng Trung Gian của giao ước mới; nhờ đó, những người được kêu gọi có thể nhận lãnh cơ nghiệp đời đời đã hứa cho mình, vì Ngài lấy cái chết để chuộc tội lỗi họ đã phạm dưới giao ước thứ nhất. (Hêbơrơ 9:1, 11, 15).

   Thánh Kinh Tân Ước nhấn mạnh vào một vấn đề là chỉ có Đức Chúa Trời đáng được thờ phượng. Sứ đồ Giăng, sứ đồ Chúa yêu đã kể lại rằng sứ đồ ấy đã quỳ xuống và thờ phượng một tạo vật của thiên đàng, nhưng mà việc này phải bị dừng lại bởi những lời sau “Hãy giữ lấy, đừng làm vậy; ta là bạn tôi tớ với ngươi và với anh em ngươi là người cùng giữ lời chứng của Đức Chúa Giê-xu. Ngươi hãy thờ lạy Đức Chúa Trời. Vì sự làm chứng cho Đức Chúa Giê-xu là đại ý cho lời tiên tri” (Khải huyền 19:10).

   Khi Chúa Giê-xu chết trên thập tự giá Ngài đã mở một con đường để chúng ta có cùng đặc quyền như một thầy tế lễ. Chúng ta có thể trực tiếp đến với Đức Chúa Trời và thờ phượng Ngài.

“và từ Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng làm chứng thành tín, Đấng sinh trước nhất từ cõi chết và Chúa của các vua trên đất! Đấng yêu thương chúng ta đã lấy huyết mình giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, và làm cho chúng ta trở nên vương quốc, trở nên các thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời, là Cha Ngài, đáng được tôn vinh và uy quyền đời đời! A-men. Khải huyền 1:5, 6

   Chúng ta được tự do để thờ phượng Đức Chúa Trời bằng cả tấm lòng của mình và sự thờ phượng có thể được thể hiện bằng nhiều cách. Trong những bài học trước đây chúng ta đã nói về sự cầu nguyện, âm nhạc, ca ngợi, chờ đợi và thờ phượng Chúa bằng những hoạt động của chúng ta. Có những phương cách khác để diễn đạt tình yêu của ta đối với Chúa không? Còn về thời gian cầu nguyện riêng của chúng ta hoặc khi chúng ta nhóm hiệp lại với các tín hữu khác và sự ngợi khen từ tấm lòng chúng ta tuôn ra thì sao?

   Đức Thánh Linh sẽ giúp đỡ chúng ta trong việc thờ phượng. Khi chúng ta nhóm họp lại sẽ có cơ hội để ca ngợi Chúa vỗ tay vui mừng. Và đây là điều Thánh Kinh nói (Thi Thiên 47:1). Kinh Thánh cũng dạy với chúng ta giơ tay mình lên để thờ phượng.

“Hỡi các đầy tớ Đức Giê-hô-va, là những người ban đêm đứng trong nhà Chúa, Hãy ca ngợi Đức Giê-hô-va! Hãy giơ tay lên hướng về nơi thánh, Và chúc tụng Đức Giê-hô-va! Thi thiên 134:1,2

   Kinh Thánh nói về vua Đa vít nhảy múa khi hòm giao ước của Chúa được mang từ nhà Ô-bết-ê-đôm đến Giêrusalem như thế này “Đa-vít mặc áo ê-phót vải gai, nhảy múa hết sức tại trước mặt Đức Giê-hô-va.” (II Samuên 6:14). Không còn ghi ngờ gì cả, nỗi vui mừng của vua Đa vít thật sự tuôn tràn không thể giữ lại được.

   Chúa muốn chúng ta được tự do trong việc thờ phượng và ngợi khen Ngài, và Đức Thánh Linh muốn đưa chúng ta đến sự vinh hiển của Đức Chúa Cha. Ngài cũng sẽ sử dụng những cá tính khác nhau của chúng ta, vì Ngài thấy và nhận biết chúng ta với tư cách từng cá nhân một.

   Phải nhớ rằng không có một ai nào giống chúng ta cả, những người khác có thể đáp ứng với sự vận hành của Thánh Linh khác hơn chúng ta. Có người không thể diễn tả những cảm xúc của mình nhanh như người khác. Có người thì ngồi yên tĩnh lắng nghe Lời Chúa, và tâm linh thì được gần gũi với Chúa. Một số người thắc mắc về một phụ nữ mà chân của cô ta thường nhấc lên nhấc xuống khi thờ phượng dù cô ấy hiếm khi di chuyển ra khỏi chỗ mình được. Họ được biết rằng cô ta được sinh ra từ một gia đình có bảy anh chị em – và tất cả đều què bẩm sinh. Không có gì ngạc nhiên khi sự ngợi khen của cô ấy có vẻ giống như sự nhảy múa! Những người mà chúng ta đề cập ở đây không có thể hiện cùng một sự diễn đạt bên ngoài của sự thờ phượng, dù vậy mỗi người đều có liên hệ đến sự thờ phượng chân thật và hết lòng đối với Chúa.

   Sự ngợi khen của chúng ta sẽ không bất kính và cũng sẽ không gây xúc phạm nếu chúng ta làm theo những hướng dẫn được đề cập trong Rôma 12:10 “Hãy yêu thương nhau thân thiết như anh em; hãy hết lòng kính nhường nhau.”.

Lời Chúa mỗi ngày!

Đăng ký nhận bài