Thi thiên

Thi Thiên 7 này ghi nhận lại từng trải đau thương của Đa-vít khi ông nói về một kẻ thù tên Cut (Cush), người Bên-gia-min (ISa 24:26). Cút là một trong số những điệp viên của Sau-lơ. Vì những việc Đa-vít làm mà Cút đã giết hại biết bao người vô tội. Bất kỳ lúc nào Đa-vít gặp phải rắc rối, gian nguy, bắt bớ, ông điều chạy đến Đức Chúa Trời.

“Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của con, con nương náu mình nơi Ngài, xin hãy cứu con khỏi kẻ rượt đuổi con, và thoát giải con” (Thi 7:1). Kẻ thù của Đa-vít đang truy đuổi ông gắt gao. Trong cơn nguy cấp ấy, hành động đầu tiên của ông lại là việc suy xét lại tấm lòng mình.

“Hỡi Đức Giê-hô-va Đức Chúa Trời của con, nhược bằng con đã làm điều ấy, và có sự gian ác nơi tay con” (c.3). Chắc ông thốt lên rằng “Nếu con đã phạm tội thì Chúa hãy để cho kẻ thù bắt lấy con đi!”

Khi chúng ta bị bắt bớ hoặc gặp phải gian nguy, việc đầu tiên nên làm là: suy xét lại tấm lòng của chính mình – chớ không phải suy xét kẻ thù hay thậm chí suy xét cả Chúa: “Chúa ôi, tại sao Ngài lại cho phép xảy ra một việc như thế?”.

Khi bạn rơi vào hoạn nạn, hãy nhìn vào tấm gương soi và nói với Chúa: “Cha ơi! Có phải Cha đang muốn nói gì với con qua việc mà Cha đã để xảy ra trên đời sống con? Phải chăng con đã không chịu từ bỏ, hy sinh một vài phần nào đó của đời sống con cho Ngài?”

Có thể bạn thắc mắc: “Kẻ thù của con rồi sẽ ra sao? Ai sẽ định đoạt số phận chúng?” Đa-vít cũng hắc mắc như vậy. Đức Chúa Trời trả lời rằng chính Ngài sẽ định liệu số phận của chúng. Kẻ ác sẽ bị diệt vong. Đức Chúa Trời công bình của chúng ta sẽ hoàn tất ý chỉ của Ngài.

Xin lưu ý c.9 “Ồ! Đức Chúa Trời công bình! Là Đấng dò xét lòng dạ loài người”. Số lần xảy ra gian nan cho bạn không chỉ là con số ghi nhận lại các chứng cớ về lòng tin cậy Chúa của bạn mà còn là chỉ số ghi nhận những thử thách mà bạn đã trải qua. Khi Đức Chúa Trời thử thách bạn, Ngài sẽ chỉ cho bạn thấy tấm lòng của chính bạn đối với Ngài. Bạn có thể nói: “Tôi biết rõ lòng tôi mà!” Nhưng thực sự, bạn không thể nào biết được. Bởi vì: “Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa, ai có thể biết được?” (Gieremi 17:9).

Đức Chúa Trời luôn có mục đích khi Ngài cho phép xảy ra hoạn nạn thử thách. Hiện tại, phải chăng bạn đang lâm vào cơn hoạn nạn? Đừng xem hoạn nạn như là cái gì đó mà bạn phải miễn cưỡng gánh chịu. Hơn nữa, bạn nên xem hoạn nạn là cơ hội cho bạn trưởng thành. Trong cơn hoạn nạn lần này, việc đầu tiên, bạn hãy suy xét lòng mình. Có lẽ, Đức Chúa Trời muốn dạy dỗ bạn điều gì đó và Ngài muốn làm cho đời sống bạn tăng trưởng. 

Hãy từ bỏ chính mình để sống cho Chúa và tin cậy Ngài. Rồi Ngài sẽ hành động kết quả trên đời sống bạn.

Thi thiên với Wiesbie

Lời Chúa mỗi ngày!

Đăng ký nhận bài