Khi trao nhẫn cho nhau, thề nguyện và bước vào giao ước hôn nhân, chính là hai bạn đang dâng hiến mình để yêu thương nhau "cho đến khi cái chết chia lìa đôi ta." Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi tình yêu trở nên khô hạn? Nếu chỉ một người trong hai bạn chọn đọc kế hoạch Kinh Thánh này thì sao? Bạn phải làm sao nếu điều tồi tệ nhất xảy đến: lời thề nguyện bị sự không chung thủy phá vỡ? Bất cứ điều gì bạn đang đối mặt, nếu đó là lý do chính đáng cho việc ly hôn đi nữa, thì đó cũng có thể là nguyên cớ cho sự tha thứ.
Hôn nhân là một trong những môi trường điển hình nhất mà câu tục ngữ “sắt mài sắt” thể hiện. Cho dù bạn có phát hiện bất cứ điều gì từ người phối ngẫu của mình, sự thật là cũng có những điều mà chính bạn cần phải cải thiện và trưởng thành hơn. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy chiếc nhẫn cưới mình đang trở nên giống như một cái còng số tám, bạn đang đứng trước lựa chọn: hoặc quyết định tha thứ cho những gì tưởng chừng như không thể tha thứ được, hoặc quyết định "nối tiếp" ân điển của Đức Chúa Trời dành cho bạn đến người phối ngẫu của bạn. Bạn cũng có thể quyết định chịu trách nhiệm cho những lỗi lầm của mình. Khi xe hết xăng, bạn không bán nó... Mà bạn đổ xăng vào! Hãy để Đức Chúa Trời yêu thương qua chính bạn. Và đừng bao giờ từ bỏ.
Craig & Amy Groeschel