Gia đình là đơn vị cơ bản trong công cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời từ ban đầu. Sau khi Ngài tạo ra thế giới, cây cối và các loài vật, Đức Chúa Trời hoàn tất công trình sáng tạo của Ngài bằng việc tạo nên con người theo hình ảnh của Ngài. Rồi từ người nam, Ngài tạo nên người nữ. Đức Chúa Trời có thể tạo nên nhiều người như Ngài đã tạo nên các loài cây cối và động vật, rồi đặt sự cai trị của Ngài trong đó. Nhưng Đức Chúa Trời không làm như thế. Ngài chọn một gia đình làm đơn vị xã hội cơ bản và gia đình trở thành nền tảng cho mối thông công giữa con người với Ngài.
Đây là bằng chứng rõ ràng nhất trong ví dụ về gia đình người Do Thái, dù chúng ta thấy trong Cựu Ước thậm chí trước khi Đức Chúa Trời kêu gọi con cái Y-sơ-ra-en trở thành một dân tộc được biệt riêng.
- Đức Chúa Trời phán với gia đình của A-đam qua A-đam và mỗi thế hệ qua người đứng đầu gia đình. Đó là lý do tại sao những người nam này vẫn được biết đến là những Tộc trưởng.
- Chúng ta thấy cách Đức Chúa Trời phán với Nô-ê, và qua Nô-ê cứu cả gia đình ông.
- Khi Ngài kêu gọi Áp-ram, tuy nhiên, dây quan hệ gia đình trở nên đặc biệt rõ ràng. Đức Chúa Trời lập một giao ước với Áp-ra-ham, áp dụng cho gia đình và dòng dõi của ông. Đức Chúa Trời thậm chí nói đến chính mình Ngài là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, đồng nhất chính mình Ngài với gia đình phát triển này.
- Rồi khi Đức Chúa Trời ban phước cho Gia-cốp với mười hai người con trai và đổi tên Gia-cốp thành Y-sơ-ra-en, dân sự của Đức Chúa Trời được biết là “Con cái của Y-sơ-ra- en.”
- Khi Môi-se được sinh ra bốn trăm năm sau, sự đông đúc của gia đình Hê-bơ-rơ rõ rang ở trong nguy cơ cha mẹ ông cần bảo tồn mạng sống của ông. Khi Môi-se đáp lời kêu gọi của Đức Chúa Trời dẫn dắt dân sự của Ngài khỏi Ai Cập, anh trai của ông là A-rôn, chị gái là Mi-ri-am và thậm chí cả cha vợ ông là Giê-trô cũng được Đức Chúa Trời sử dụng để hỗ trợ ông.
Trong đồng vắng, Đức Chúa Trời ban luật pháp cho Môi-se, một phần mà người Do Thái gọi là Shemah (Phục truyền 6:3-9; 11:18-21). Phần này nói một cách đặc biệt về gia đình và trách nhiệm của gia đình. Bao gồm sự tuyên bố Đức Chúa Trời là ai; điều răn phải yêu kính Chúa hết cả tấm lòng, chứ không phải chỉ ở bề ngoài; điều răn phải dạy những lẽ thật này cho con cái một cách chăm chỉ và củng cố sự dạy dỗ với sự nhắc nhở liên tục. Gia đình sẽ nói chuyện về những điều này thường xuyên, ghi những lời nhắc nhở trên các bức tường và đeo chúng trên người. Lời của Chúa sẽ tiếp tục ở giữa họ.
Những bữa tiệc của người Do Thái cũng nhằm củng cố gia đình và đưa họ đến với Đức Chúa Trời như một đơn vị thờ phượng. Lễ Vượt Qua đặc biệt nêu bật người cha là người đứng đầu thuộc linh trong gia đình. Mỗi người cha được mạng lệnh một cách nghiêm khắc tiếp tục lễ kỷ niệm này cho con trai trưởng. Suốt chiều dài lịch sử của Y-sơ-ra-en, từ lều tạm cho tới đền thờ, tới nhà hội, gia đình tồn tại như một đơn vị thờ phượng cơ bản và trung thành. Trong nhiều cộng đồng trên thế giới, không có đủ số người Do Thái để xây nhà hội, hay nơi mà chủ nghĩa bài Do Thái quá mạnh để họ thờ phượng công khai, gia đình Do Thái và đạo Do Thái vẫn tồn tại.
Tân Ước dạy dỗ về gia đình bằng sự dạy dỗ Cựu Ước và thêm chi tiết hơn. Chồng và vợ trở nên một, người chồng là cái đầu thuộc linh của gia đình như Đấng Christ là đầu của hội thánh (Ê-phê-sô 5:21-23). Nhưng cả hai vợ chồng phải thuận phục nhau. Con cái phải được dưỡng dục “dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó” (Ê-phê-sô 6:1-4; Cô-lô-se 3:20-21).