"Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời. Ban đầu Ngài ở cùng Đức Chúa Trời. Muôn vật bởi Ngài làm nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài." Giăng 1:1-3
Điều đầu tiên bạn biết về người khác khi bạn được giới thiệu về người đó là gì? Tên của họ! Tại sao? Bởi vì tên sẽ giúp chúng ta ghi nhớ một người, định dạng về họ, để biết ai là người chúng ta đang giao tiếp hoặc đề cập tới.
Trở lại ngay tại buổi ban đầu, tên được đặt để thể hiện một điều gì đó. Ngày nay, nhiều người dường như đặt tên cho con cái của họ dựa trên việc họ nghĩ là đẹp, hấp dẫn và phổ biến, ít khi suy nghĩ sâu hơn về nguồn gốc và tìm hiểu về lịch sử phát triển của từ đó của tên hoặc ý nghĩa văn hóa và di sản của nó. Vào thời cổ đại, tên được đặt với một ý nghĩa đặc biệt. Y-sác ("anh ta cười") và tên đó được đặt bởi vì Áp-ra-ham và Sa-ra đã cười thầm khi Đức Chúa Trời nói với họ là họ sẽ có một đứa con khi tuổi đã già. Gia-cốp ("Anh ta nắm gót chân") được đặt bởi vì khi ông sanh ra "với tay ông nắm gót chân Ê-sau" (Sáng thế ký 25:26- VB1925).
Những tên trong Kinh Thánh thực sự đặc biệt bởi vì nó thường nói với chúng ta điều gì đó về người đó. Điều này đặc biệt chính xác với Đức Chúa Trời, Người có nhiều tên/danh cực kỳ đặc biệt. Từ Đức Chúa Trời Toàn Năng cho tới Đấng Chữa Lành, mỗi danh xưng của Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh bộc lộ một vài điều về Ngài. Và tất cả các tên được đặt cho Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh, điều thú vị và độc đáo nhất phải là tên được gán cho Ngài trong Giăng 1:1 "Ban đầu có Ngôi Lời... "
Từ Hy Lạp chúng ta thấy ở đây cho Lời là logos. Khái niệm của "logos" là mạnh mẽ, phức tạp, và ý tưởng tốt đẹp. Cách đơn giản nhất để giải thích triết lý Hy Lạp đằng sau đó là logos là lý do hoặc cách phân tích nguyên nhân hợp lý không nói ra đằng sau một cái gì đó. Thuật ngữ này về cơ bản môt tả một sự tập hợp của nhiều thứ đặt cùng với nhau trong suy nghĩ và diễn đạt bằng lời. Nó được coi là lý do phổ quát vốn có trong tất cả mọi thứ, những luật ràng buộc để duy trì sự tồn tại của mọi thứ.
Trong văn hóa Do Thái, ý tưởng này đề cập đến quyền lực mạnh mẽ của ý muốn của Đức Chúa Trời. Họ thường sử dụng thuật ngữ memra -một từ có nguồn gốc từ tiếng Aramaic cho "nói"- để mô tả hoạt động sáng tạo và ý muốn của Đức Chúa Trời.
Sự hiểu biết về khái niệm này, cũng như thuật ngữ được sử dụng trong Giăng 1:1, đã đưa chúng ta trở lại để giải thích sự sáng tạo được tìm thấy trong Sáng thế ký 1. Ở đó chúng ta thấy Đức Chúa Trời phán và rồi mọi thứ trong vũ trụ được hình thành. Hê-bơ-rơ 11:3 giải thích xa hơn điều đó, nói rằng "Thế gian được làm nên bởi lời của Đức Chúa Trời, đến nỗi những vật bày ra đó đều chẳng phải từ vật thấy được mà đến."
Vì vậy trong Giăng 1:1 khi Giăng nói rằng, "Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời," sứ đồ đang nói với chúng ta rằng Chúa Giê-Xu Christ, Con của Đức Chúa Trời, là hiện thân sống của Lời của Đức Chúa Trời. Ngài là Đức Chúa Trời ở trong xác thịt và ảnh tượng (ảnh tượng: biểu hiện tối cao, sự phản chiếu, và sự đại diện; hình ảnh trong gương) của Đức Chúa Trời không thấy được (Cô-lô-se 1:15); Là Người nói lên ý muốn của Thượng Đế ở buổi ban đầu (Sáng thế ký 1:1-2; Thi Thiên 33:9; Hê-bơ-rơ 11:3). Ngài là đặc tính, tấm lòng , ý muốn, và tâm trí của Đức Chúa Cha bộc lộ cho thế gian. Ngài là, như người Hy Lạp tin rằng, lý do phổ quát vốn có trong tất cả mọi thứ (Giăng 1:3); những luật ràng buộc để duy trì sự tồn tại của mọi thứ (Cô-lô-se 1:15-17).
Và đoán xem điều gì? Giăng 1:14 nói rằng Ngôi Lời, Ngài là người nắm giữ toàn bộ vũ trụ và người nắm giữ tất cả sự sáng tạo đã ra đời, "trở nên xác thịt và ở giữa chúng ta." Đây là những gì mà mùa Giáng Sinh hướng đến. Đức Chúa Trời đã trở thành người! Ngài yêu chúng ta quá đến nỗi Ngài đã rời bỏ thiên đàng để làm đường cho chúng ta trở lại thiên đàng và cùng sống đời đời với Ngài! Đây là lý do tại sao Ma-thi-ơ 1:23 chúng ta thấy thiên sứ tuyên bố với Giô-sép, " Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên" ( nghĩa là "Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta"). Con của Đức Chúa Trời đã được sai đến để bày tỏ ý tưởng và tấm lòng của Cha Ngài- Lời Ngài- đến thế gian...và cứu chúng ta. Đó là lý do tại sao thiên sứ hướng dẫn Giô-sép đặt tên Ngài là Giê-Xu (Giê-Xu: Đức Chúa Trời là sự giải cứu) " Vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội" (Ma-thi-ơ 1:21).
Khi chúng ta sẳn sàng để kỷ niệm Giáng Sinh trong một vài ngày, hãy nhớ rằng Em-ma-nu-el, Chúa Giê-Xu yêu thương của chúng ta, Ngôi Lời muôn đời, Vua và Đấng Cứu Thế của chúng ta, đã đến thế gian để chúng ta có thể biết Đức Chúa Trời một cách sâu sắc và trải nghiệm sự hiện diện của Ngài một cách mật thiết, và vì vậy chúng ta có thể được cứu. Ngài đến một cách tự nguyện ban cho chúng ta "quyền để trở nên con cái của Đức Chúa Trời" (Giăng 1:12). Ngày mai, chúng ta sẽ học tại sao Đức Chúa Trời phải đến
Danny Saavedra / Youversion