CS 2121 Vương Quốc, Quyền Năng và Vinh Hiển
Môn học thứ 1 của Khóa trình CS2 Kinh Thánh
thuộc Chương trình CS CƠ ĐỐC PHỤC VỤ
Tân Ước, giao ước mới mà Đức Chúa Trời đã lập với con người qua Đức Chúa Jesus Christ, Con của Ngài, là đề tài của khoá học được soạn thảo bởi Mục sư Jean-Baptiste Sawadogo và Marcia Munger.
Nghiên cứu tổng quan về Kinh Thánh Tân Ước sẽ biết được Đức Chúa Trời phán bảo với Hội Thánh và thế giới ngày nay y như Ngài đã làm trong thời Tân Ước và trong suốt lịch sử.
Những kiến thức chứa đựng trong khoá trình giúp chúng ta hiểu đầy đủ hơn về những Lẽ thật trong Kinh Thánh Tân Ước và phương cách đáng tin mà những Lẽ thật ấy được chuyển giao cho chúng ta. Việc học tập này giúp học viên có thể dạy Lời Đức Chúa Trời cho người khác bằng phương pháp nâng cao hiệu quả.ền thờ và Cung điện cho học viên một sự giới thiệu về Cựu ước. Nhấn mạnh về lịch sử của dân Ðức Chúa Trời, mang lại sự chú ý đặc biệt về công việc quyền năng của Ðức Chúa Trời và những lời tiên tri Ngài đã ban về những sự việc nầy.
Bài học giúp cho thấy tiến trình và ý nghĩa cùng những kinh nghiệm của dân Ðức Chúa Trời. Bài học giúp bạn khảo sát mối quan hệ của họ với Ngài và những thành công và thất bại của họ. Học viên sẽ khám phá vài lẽ thật từ Cựu ước mà bài học sẽ giúp trong sự hiểu biết Kinh thánh, bước đi với Chúa và phục vụ cho Ngài.
Loạt bài học này do Jean-Batise Sawadogo và Marcia A. Munger viết.
Jean-Batise Sawadogo tốt nghiệp Trường Đại học Protestant của Hội Thánh Phúc Âm Ngũ Tuần (AG) ở Burkina Faso. Ông đã theo học tại Học Viện Quốc Tế đào tạo về Kinh Thánh tại Anh, và tiếp tục theo học tại Đại học Ougadougou. Ông là trợ giáo tại trường Kinh Thánh của Hội Thánh Phúc Âm Ngũ Tuần tại Nagabagré, Burkina Faso.
Marcia A. Munger là một Giáo sĩ phục vụ tại Khoa phát triển ở Viện Hàm Thụ Quốc Tế tại Brussel, Bỉ và Irving, Texas. Cô có Cử Nhân Văn Chương tại Đại học Biola, la Mirada, California và Cao học về những nghiên cứu Cơ Đốc giáo tại Đại học Regent ở Vancouver, Canada.
MỤC TIÊU MÔN HỌC
1. Giải thích tại sao những người tin ngày nay có thể nhận được lợi ích từ việc nghiên cứu Cựu ước.
2. Mô tả xứ sở Phi-li-tin và những sự kiện chính trong lịch sử của tuyển dân Ðức Chúa Trời.
3. Ðánh giá cao từng loại văn phẩm khác nhau tìm thấy trong Cựu ước.
4. Áp dụng cho cuộc sống bạn và dạy cho những người khác những lẽ thật liên quan đến Ðức Chúa Trời được tìm thấy trong Cựu ước.
CẤU TRÚC MÔN HỌC
Phần I: Chúa Giê-xu—Đời Sống và Chức vụ của Ngài |
|
Bài 1 : Tân Ước và Thế Giới Thời Tân Ước | |
Thế giới vào thời điểm Chúa Giê-xu giáng sanh đã được hình thành bởi ba luồng ảnh hưởng quan trọng: thế lực của Đế Quốc La-mã, nền văn hóa của người Hy-lạp và tôn giáo của người Do-thái. Trong bài học này bạn sẽ thấy cách Đức Chúa Trời đã sử dụng mỗi ảnh hưởng để làm công tác vỡ đất cho thời Con của Ngài sẽ bắt đầu thi hành chức vụ tại thế gian. Theo Ga-la-ti 4:4 chép, Đức Chúa Trời sai con Ngài đến với chúng ta “khi kỳ hạn đã được trọn.” Bài học này cũng sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quát về Kinh Thánh Tân Ước. Qua những ngòi bút của con người Đức Chúa Trời sắp xếp và phối hợp thành một thể thống nhất hòa hợp. Hai mươi bảy sách của Tân Ước bao gồm một số thể loại khác nhau. Những sách ấy được viết trong những thời điểm khác nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau. Một số sách được viết để giải quyết một số vấn đề, một số khác nói về những biến cố đặc biệt. Nhưng tất cả các sách đều có chung một sứ điệp quan trọng: Đức Chúa Trời đã lập một giao ước mới hay di chúc mới với con người qua Đức Chúa Giê-xu Christ. Những sự kiện bạn học trong bài học nầy sẽ giúp bạn nhìn thấy bàn tay của Đức Chúa Trời ở đằng sau những biến cố lịch sử như thế nào. Đồng thời những sự kiện ấy sẽ giúp bạn khi bạn muốn nhận một sự hiểu biết đầy đủ và sâu sắc hơn về Giao Ước Mới kỳ diệu mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta. |
|
Bài 2 : Chúa Giê-xu và Bốn Sách Phúc Âm | |
Trong vô số những quyển sách viết về cuộc đời của nhiều người thì không có sách nào giống như bốn sách Phúc Âm, vì không có người nào giống như Chúa Giê-xu qua những câu chuyện mà họ kể. Bốn sách Phúc Âm là những lời ký thuật lôi cuốn về cuộc đời của Ngài, với những tên người, những địa danh và dày đặc những lời mô tả gây ấn tượng sâu sắc cùng những biến cố quan trọng. Các sách nầy thu hút sự chú ý của tất cả những người đọc. Bài học nầy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những sách Phúc Âm. Trong Bài 1 bạn đã học nhiều sự kiện về bối cảnh và nội dung tổng quát của Kinh Thánh Tân Ước. Trong bài học nầy bạn sẽ nghiên cứu kỹ hơn về bốn sách đầu tiên trong Kinh Thánh Tân Ước. Bạn sẽ học biết bốn phần ký thuật nầy giống nhau và khác nhau như thế nào trong cách họ kể chuyện về Chúa Giê-xu. Bạn cũng sẽ học về vùng đất nơi Chúa Giê-xu sống và những nơi Ngài thi hành chức vụ. Bạn cũng sẽ trở nên quen thuộc với một số lời dạy dỗ của Ngài và phương pháp Ngài dạy. Nghiên cứu của bạn về bài học này sẽ cho bạn một nhận thức rõ hơn về những nét đặc trưng đặc biệt trong phần ký thuật của những sách Phúc Âm. Ngoài ra, phần nầy sẽ giúp bạn chuẩn bị nghiên cứu riêng từng sách. |
|
Bài 3 : Mat-thi-ơ và Mác | |
Bạn đã học nhiều sự kiện về các sách Phúc Âm - những đặc tính chung, bối cảnh địa lý và lịch sử cùng chủ đề tuyệt vời của bốn sách về Chúa Giê-xu Christ. Bạn đã khám phá sự hài hòa của bốn bản ký thuật. Nhưng bạn cũng thấy rằng mỗi bản ký thuật có nét riêng vì mỗi tác giả ghi chép lại cuộc đời Chúa Giêxu theo cách riêng biệt của mình. Bây giờ chúng ta hãy chú ý đến chính bốn sách Phúc Âm. Trước hết, chúng ta khảo sát các mối quan hệ đặc biệt hiện hữu trong Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca. Sau đó chúng ta sẽ xem xét riêng Phúc Âm Ma-thi-ơ và Mác. Chúng ta sẽ nhận thấy mỗi người trình bày cách riêng biệt về con người và chức vụ của Đấng Christ. Chẳng hạn, tám lần Ma-thi-ơ đề cập đến Chúa Giê-xu với danh hiệu “Con của Đa-vít”. Mác đã sử dụng danh xưng nầy chỉ hai lần. Ma-thi-ơ nhấn mạnh nhiều trong sự ứng nghiệm lời tiên tri về Chúa Giê-xu; Mác chú trọng vào những việc làm của Ngài. Bạn cũng sẽ thấy những điều khác nhau khác. Trong khi bạn học, nguyện xin Chúa giúp bạn nhận biết Chúa Giê-xu theo một cách mới với tư cách là Đấng Mê-si của bạn và giúp bạn noi theo tấm gương tuyệt vời của Ngài là tôi tớ sẵn sàng, vâng lời của Đức Chúa Trời. |
|
Bài 4 : Lu-ca và Giăng |
|
Như chúng ta đã khám phá, thật không thể đọc bất kỳ sách Phúc Âm nào mà lại không có ấn tượng sâu sắc về con người Giê-xu - những lời phán, những phép lạ và tình yêu không ích kỷ của Ngài. Chúng ta đã thấy Ma-thi-ơ đã truy nguyên tổ phụ của Ngài và chứng minh Ngài có quyền ngồi trên ngôi của Đa-vít. Bạn đã thấy cách Mác đã trình bày sự phục vụ tích cực, tận hiến của Ngài. Bạn cũng xem xét những khía cạnh trong mối quan hệ đặc biệt giữa những sách Phúc Âm Cộng Quan, trong đó Ma-thiơ và Mác là hai sách. Trong bài học nầy chúng ta sẽ khảo sát Phúc Âm Lu-ca, sách thứ ba của bộ Phúc Âm Cộng Quan và Giăng là Phúc Âm được viết bởi môn đồ mà Chúa Giê-xu yêu. Hai sách Phúc Âm nầy cũng có những nét khác biệt. Lu-ca chú ý đến suy nghĩ của Dân Ngoại, Giăng chú ý đến những người theo triết học. Lu-ca mô tả hoàn cảnh ở trần gian trong sự giáng sinh của Chúa Giê-xu, Giăng mô tả Ngài là Lời vĩnh hằng, là Đấng hiện hữu từ lúc khởi đầu. Nhưng cả hai sách Lu-ca và Giăng đều cho thấy Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời và Cứu Chúa của loài người. Họ không để lại một lý do nào để nghi ngờ về mục đích chính của Ngài là cung ứng sự cứu chuộc cho mọi người ở thế gian nầy. Khi bạn nghiên cứu sự hiểu biết sâu sắc đặc biệt mà hai tác giả trình bày thân vị và chức vụ của Chúa Giê-xu, bạn sẽ được cảm thúc để thờ phượng Ngài và yêu mến Ngài nhiều hơn. |
|
Phần II: Hội Thánh — Sự tăng trưởng và phát triển |
|
Bài 5 : HỘI THÁNH ĐƯỢC THÀNH LẬP | |
Trong phần 1 bạn đã học về bối cảnh lịch sử khi Chúa Giê-xu ra đời và vùng đất Ngài đã sống. Qua cách nhìn của bốn tác giả Phúc Âm chúng ta thấy được Ngài đã thực hiện sứ mạng của Ngài trên những vùng đồi núi và trong các thành phố của xứ Pa-lét-xtin như thế nào. Bạn cũng đã khám phá cách Ngài công bố Vương quốc của Đức Chúa Trời, một vương quốc được thành lập do những người ăn năn từ bỏ sự phản nghịch, tiếp nhận sự cứu rỗi của Ngài và công nhận Ngài là Cứu Chúa của họ. Bạn đã theo Ngài qua những biến cố đáng nhớ về Tuần Lễ Thương Khó - Ngài bị phản bội, bị bắt, bị xử án và bị đóng đinh. Và bạn cũng đọc những lời tường thuật của những người chứng kiến sự phục sinh vinh quang của Ngài. Bạn cũng học biết rằng Ngài không ở lại với môn đồ trong thời gian dài sau khi Ngài sống lại, nhưng trước khi Ngài về trời Ngài bảo họ chờ đợi tại Giê-ru-sa-lem cho đến khi được “mặc lay quyền năng từ trời” ( Lu-ca 24:49). Khi học sách Công-vụ, Gia-cơ và Ga-la-ti trong bài học nầy, bạn sẽ khám phá những gì xảy ra khi các môn đồ tuân theo những lời hướng dẫn của Chúa Giê-xu đã nhóm lại tại Giê-ru-salem. Bạn sẽ khám phá về quyền năng họ nhận được và kết quả như thế nào. Bạn cũng thấy Đức Chúa Trời tuôn đổ Thánh Linh của Ngài trên người Do-thái và Dân Ngoại như nhau và sứ điệp cứu chuộc được truyền bá khắp đế Quốc La-mã ra sao. Trong khi nghiên cứu, nguyện xin Chúa cho bạn nhận được sự hiểu biết sâu sắc hơn về Hội thánh cùng quyền năng sẵn dành cho bạn để bạn phục vụ Chúa Phục Sinh. |
|
Bài 6 : HỘI THÁNH PHÁT TRIỂN | |
Trong bài 5 chúng ta đã học về sách Công-vụ và các Thư tín liên quan đến thời kỳ đầu của Hội thánh- Gia-cơ và Ga-la-ti. Phần nghiên cứu trên giúp chúng ta thấy toàn bộ sự phát triển của sứ điệp Phúc Âm trên toàn đế quốc La-mã và cả Dân ngoại cùng người Do-thái trở nên một phần của Hội thánh như thế nào. Bài học trên cũng giúp chúng ta hiểu được sứ điệp về nếp sống kiên định của Cơ đốc nhân mà Gia-cơ trình bày cho những tín hữu Do-thái đầu tiên và chân lý liên quan đến nền tảng của sự cứu chuộc mà Phao-lô đã giải thích cho người Ga-la-ti. Trong bài nầy chúng ta sẽ khảo sát những bức thư liên quan với Hội thánh trong những năm sau Hội Nghị tại Giê-ru-salem, vào thời điểm Phao-lô thực hiện những chuyến truyền giáo lần thứ hai và thứ ba. Chúng ta sẽ khảo sát bối cảnh của những bức thư ấy và xem cách Phao-lô đã đáp ứng với những nhu cầu của các hội chúng mới được thành lập khi Hội thánh phát triển sang vùng Ma-xê-đoan, A-chai và Y-ta-li. Khi chúng ta nghiên cứu những bức thư nầy, chúng ta sẽ khám phá ra những tín hữu của Hội thánh đầu tiên cũng có nhiều nan đề tương tự như chúng ta ngày nay. Một số người bối rối về sự tái lâm của Chúa. Những người khác lại chia rẽ thành nhiều nhóm. Còn những người khác nữa cần trưởng thành hơn trong đức tin Cơ đốc và hiểu đầy đủ hơn về việc tin nhận Đấng Christ có ý nghĩa gì. Chúng ta sẽ thấy cách Đức Chúa Trời cung cấp sự hướng dẫn và dạy dỗ cho những tín hữu về tất cả những nhu cầu khác nhau nầy qua những lá thư của Phao-lô. |
|
Bài 7 : HỘI THÁNH TIẾP TỤC TĂNG TRƯỞNG |
|
Trong bài 6 chúng ta đã học “Những thư tín du hành” - tức là những bức thư Phao-lô viết trong những chuyến truyền giáo của ông. Những thư nầy cho chúng ta thấy những tân tín hữu ở những khu vực mới được truyền giảng đã kinh nghiệm những khó khăn. Những bức thư nầy cũng cho chúng ta thấy một số cố gắng cá nhân Phao-lô thực hiện để duy trì thẩm quyền của một số sứ đồ khi đương đầu với sự chống đối kịch liệt từ những anh em giả dối. Trong bài học nầy chúng ta sẽ học “những thư tín trong tù” - tức là thư Phi-lê-môn, Ê-phê-sô, Cô-lô-se, và Phi-líp. Đây là những bức thư Phao-lô viết trong suốt thời gian ông bị giam cầm tại La-mã (Công-vụ 28:17-31). Những bức thư nầy giúp chúng ta nhìn thấy được tình trạng hội thánh trong giai đoạn lịch sử nầy, và cũng tiết lộ thêm về tính cách của Phao-lô. Chẳng hạn, Ê-phê-sô, và Cô-lô-se là những bức thư viết cho những tín hữu đã sẵn sàng học tập nhiều hơn về thân vị của Đấng Christ và bản chất của Hội thánh. Về phương diện cá nhân, Philê- môn là sự bày tỏ về sự hiểu biết của Phao-lô về tình huynh đệ và sự tha thứ của Cơ đốc nhân, và thư Phi-líp là bức chân dung tự họa về thuộc linh của chính Phao-lô. Khi nghiên cứu những bức thư nầy, chúng ta sẽ thấy Hội thánh tiếp tục tăng trưởng như thế nào và chúng ta sẽ học nhiều hơn về chính con người Phao-lô cùng sự tận hiến trọn đời ông cho Chúa Giê-xu Christ. |
|
Phần III: Hội Thánh — Những khó khăn và niềm hy vọng |
|
Bài 8 : HỘI THÁNH TÌM RA GIẢI PHÁP | |
Trong bài 7 chúng ta đã học về những thư tín trong tù và thấy cách những bức thư ấy đã bày tỏ những lẽ thật về Đấng Christ, Hội thánh và giúp chúng ta hiểu rõ ràng tính cách và chức vụ của Phao-lô. Những thư tín nầy giúp chúng ta thấy được Hội thánh càng trưởng thành hơn trong suốt thời gian Phao-lô bị giam giữ tại Rô-ma. Trong bài học nầy, chúng ta sẽ nghiên cứu năm bức thư trong những bức thư được viết trong những năm tiếp theo, sau thời gian đầu tiên mà Phao-lô bị người La-mã giam giữ. Đối với Hội Thánh, đây là những năm Hội thánh tiếp tục phát triển. Đây cũng là những năm sự chống đối gia tăng. Mối quan hệ giữa đức tin mới của Cơ đốc giáo và tôn giáo Giu-đa cổ đại cần phải được định nghĩa theo cách thuyết phục hơn. Khi Thánh Linh của Đức Chúa Trời ban cho sự hướng dẫn và sự khôn ngoan, thì những người lãnh đạo Hội thánh đã trả lời cho từng thách thức trong những thách thức nầy. Các tiêu chuẩn được thiết lập cho những nhà lãnh đạo Hội thánh. Những thái độ đối với sự ngược đãi cũng rõ ràng. YÅL nghĩa của đạo Do-thái được giải thích trong sự soi sáng qua sự mặc khải của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ. Từng câu trả lời nầy tiêu biểu cho sự phát triển khác của Hội thánh. Trong suốt thời kỳ nầy, Hội thánh nhận được sự hiểu biết trọn vẹn hơn về di sản duy nhất của mình và tiếp tục phát triển cơ cấu tổ chức đặc biệt của chính hội thánh. |
|
Bài 9 : HỘI THÁNH TRONG SỰ XUNG ĐỘT VÀ HY VỌNG | |
Trong bài 8 chúng ta đã đọc hai thư I và II Ti-mô-thê, Tít, I Phi-e-rơ và Hê-bơ-rơ. Những bức thư nầy bày tỏ cho chúng ta cách Hội thánh đã phát triển về mặt cơ cấu, biết cách ứng xử với sự ngược đãi, và đạt được sự hiểu biết rõ ràng hơn về mối quan hệ của hội thánh với Do-thái giáo. Trong bài học nầy, chúng ta sẽ nghiên cứu về những bức thư được viết trong những năm tiếp theo, những năm sau khi Phao-lô đã qua đời. Trong nhiều cách, đây là những năm khó khăn cho Hội thánh trẻ. Những giáo sư giả nổi lên để thách thức những chân lý nền tảng của Cơ đốc giáo. Sự ngược đãi ngày càng căng thẳng hơn. Một số tín hữu đã đầu hàng trước sự cám dỗ đang gia tăng và thỏa hiệp với thế gian. Nhưng một lần nữa Thánh Linh của Đức Chúa Trời lại ban sự khôn ngoan và sự dẫn dắt. Qua những bức thư được Phi-e-rơ, Giu-đe và Giăng viết ra, tín hữu được cảnh cáo về giáo lý sai lạc. Qua sách Khải-huyền họ được khích lệ để vẫn luơn trung thành với Đấng Christ cho dù những sự ngược đãi gay gắt đến với họ và họ được ban cho khải tượng rực rỡ về sự trở lại vinh quang và đắc thắng của Ngài. Khi học bài học nầy, bạn sẽ học nhiều sự kiện giúp bạn hiểu những quyển sách nầy. Bạn sẽ khám phá rằng những quyển sách nầy là một sứ điệp đầy quyền năng cho chúng ta ngày nay. Chúng ta cũng gặp những loại giáo lý sai lạc và những sự cám dỗ tương tự, và chúng ta đang gần với sự ứng nghiệm của những lời tiên tri trong sách Khải-huyền nhiều hơn những tín hữu đầu tiên đọc sách đó. |
|
Bài 10 : CHÚNG TA TIN CẬY SÁCH TÂN ƯỚC | |
Trong những bài học trước bạn đã học được nhiều điều về các sách Tân Ước. Bạn đã biết về hoàn cảnh chính trị, tôn giáo và văn hóa chi phối những sách đó. Bạn cũng đã học vài sự kiện về tác giả và cũng khảo sát một số lý do tại sao những sách đó được viết ra. Và bạn cũng đã đọc qua từng sách và nghiên cứu sứ điệp của mỗi sách. Nhưng vẫn còn một số câu hỏi cần được trả lời. Chẳng hạn, tại sao Tân Ước chỉ gồm có 27 sách mà chúng ta đã học và không thêm những sách khác? Những sách nầy chuyển đến chúng ta bằng cách nào? Có bằng chứng nào cho thấy rằng những sách hiện hữu ngày nay có cùng hình thức với nguyên bản đầu tiên được viết ra cách đây hơn 1800 năm? Trong bài học nầy, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi đó. Bạn sẽ khám phá Tân Ước được hình thành như thế nào. Bạn sẽ làm quen với bằng chứng Kinh Thánh Tân Ước đã được lưu truyền đến chúng ta cách chính xác. Những sự kiện bạn học sẽ giúp bạn ý thức rằng bạn có thể hoàn toàn tin cậy Kinh thánh Tân Ước. Những sự kiện nầy sẽ giúp bạn nhìn thấy tại sao bạn có thể tin cậy Tân ước với sự bảo đảm khi bạn tìm cách phục vụ Chúa và sống cho Ngài. |