Khải Huyền

CÁC ẤN VÀ NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC ĐÓNG ẤN (Khải Huyền 6:1-7:16)

   Sự thờ phượng mô tả trong Khải Huyền 4:1–5:14 là sự chuẩn bị cho cơn thạnh nộ mô tả trong Khải Huyền 6:1-19:21. Có lẽ chúng ta lấy làm lạ khi sự thờ phượng và phán xét lại đi đôi với nhau. sở dĩ như vậy vì chúng ta không hiểu đầy đủ về đức thánh khiết của Đức Chúa Trời và tình trạng tội lỗi của con người. Chúng ta cũng không hiểu hết được toàn cảnh bức tranh Đức Chúa Trời muốn hoàn thành và các thế lực tội ác chống đối Ngài như thế nào. Đức Chúa Trời kiên nhẫn chờ đợi nhưng đến cuối cùng Ngài phải đoán phạt tội lỗi và bênh vực cho tôi tớ của Ngài.

   Theo Dân số ký 9:27, bảy năm ấn định cho dân Y-sơ-ra-ên trong lịch tiên tri của Đức Chúa Trời, bắt đầu bằng việc ký kết một thỏa ước với nhà độc tài thế giới (Kẻ địch lại Đấng Christ), và kết thúc bằng việc Đấng Christ trở lại trần gian phán xét tội lỗi và lập nước của Ngài. Đó là giai đoạn được mô tả trong Khải Huyền 6:1-19:21. Qua việc liên hệ đến bố cục của Giăng (Khải Huyền 1:1-20), bạn hiểu rằng việc mô tả của ông chia làm ba phần: ba năm rưỡi đầu tiên (các chương 6-9), các biến cố vào giai đoạn giữa (các chương 10-14), và ba năm rưỡi còn lại ( các chương 15- 19).

   Điều gì có ý nghĩa vào khoảng giữa của Cơn Đại Nạn? Đó là khi Kẻ địch lại Đấng Christ phá bỏ giao ước với dân Y-sơ-ra-ên và trở nên kẻ bắt bớ thay vì làm người bảo vệ che chở cho dân Y-sơ-ra-ên (Dân số ký 9:27). Khi nghiên cứu mười bốn chương đầy dẫy các biến cố này, bạn hãy nhớ rằng Giăng viết nhằm an ủi con cái Đức Chúa Trời trong mọi thời kỳ của lịch sử Hội Thánh. Ông không chỉ viết lời tiên tri sẽ được ứng nghiệm trong ngày cuối cùng nhưng còn viết về thần học và bày tỏ về bản thể của Đức Chúa Trời cũng như những nguyên tắc trong nước của Ngài. Các chương này mô tả sự đối kháng giữa Đức Chúa Trời và quỉ Sa-tan, Thành Giê-ru-sa-lem mới và Ba-by-lôn cho dù nhà nghiên cứu có dùng “chìa khoá” nào để mở khoá đi vào sách Khải huyền đi nữa, họ cũng không thể nào không thấy Vua trên muôn vua được tôn cao khi Ngài bênh vực cho con cái Ngài và ban chiến thắng cho những người tin Ngài.

   Vì Hội Thánh chẳng bao giờ biết thời điểm Đấng Christ sẽ trở lại, cho nên mỗi thế hệ phải sống trong tinh thần chờ sẵn sự tái lâm của Ngài. Do đó, sách Khải huyền phải chuyển tải lẽ thật đến cho mỗi thế hệ, chớ không dành cho những người còn đang sống khi các biến cố này xảy ra. Các câu như Khải Huyền 13:9 16:15 22:7,18-20 đều cho biết sứ điệp của Giăng không bị giới hạn theo thời gian. Điều này còn giải thích tại sao vị sứ đồ dùng quá nhiều biểu tượng, vì biểu tượng không hề mất đi ý nghĩa. Trong mỗi thời đại của lịch sử, Hội Thánh đã chiến đấu chống lại Ba-by-lôn (so sánh Khải Huyền 18:4 với Giê-rê-mi 50:1-51:64) và Kẻ địch lại Đấng Christ (I Giăng 2:18). Khải Huyền 6:1-19:21 chỉ là cao điểm của cuộc chiến này. Trong Khải Huyền 6:1-7:17 Giăng mô tả những ngày đầu của Kỳ Đại Nạn là thời gian báo thù, đáp ứng và chuộc tội.

1. Sự báo thù (Khải Huyền 6:1-8)

   Trong phần này, Giăng ghi lại bốn ấn đầu tiên và khi mỗi ấn mở ra, một trong bốn con sanh vật kêu gọi người cỡi trên ngựa. (“Hãy đến xem” nên viết là, “Hãy đến!”). Nói cách khác, những biến cố xảy ra trên thế gian bởi quyền chỉ huy trực tiếp của Đức Chúa Trời trên trời. Hình ảnh con ngựa có thể liên quan đến khải tượng mô tả trong Xachari 1:7-17. Ngựa tiêu biểu cho hoạt động của Đức Chúa Trời trên thế gian, Ngài dùng mọi sức mạnh để hoàn tất chương trình đời đời của Ngài. Trung tâm chương trình của Ngài là dân Y-sơ-ra-ên, nhất là thành phố Giê-ru-sa-lem. (Thành phố Giê-ru-sa-lem được đề cập đến ba mươi chín lần trong Xa-cha-ri). Đức Chúa Trời có kế hoạch giao ước với dân Y-sơ-ra-ên, và kế hoạch đó sẽ được ứng nghiệm như Ngài đã hứa.  Bây giờ, chúng ta hãy thử nhận biết các con ngựa và người cỡi ngựa.

Kẻ Địch Lại Đấng Christ (Khải Huyền 6:1-2).

   Tiên tri Đa-ni-ên nói rằng có một “vua sẽ đến” lập giao ước với dân Y-sơ-ra-ên để bảo vệ dân ấy thoát khỏi mọi kẻ thù (Dân số ký 9:26-27). Nói cách khác, con người độc tài cai trị thế giới trong tương lai bắt đầu sự nghiệp của mình là nhà kiến tạo hoà bình! Người sẽ đi từ thắng lợi này đến chiến thắng khác và cuối cùng cai trị toàn thế giới.

   Một số người cho rằng người cỡi trên con ngựa trắng thực sự là biểu tượng về “Đấng Christ chiến thắng” ngày nay đang đánh bại các thế lực tội lỗi trong thế gian. Họ lấy Khải Huyền 19:11 làm bằng chứng, nhưng điều tương tự duy nhất đó là sự xuất hiện của con ngựa trắng. Nếu quả thật người cỡi ngựa này là Chúa Giê-xu Christ, thì có vẻ lạ là Ngài được xưng danh vào cuối sách chớ không vào đầu sách! Chúng ta có thể nghĩ rằng Kẻ Chống Lại Đấng Christ giả danh Đấng Christ vì đó là điều quỉ Sa-tan bắt chước! Ngay cả người Giu-đa (biết nhiều về Kinh Thánh) cũng bị nó đánh lừa (Giăng 5:43 IITê-sa-lô-ni-ca 2:1-12). Kẻ lừa dối vĩ đại sẽ đến trong vai trò nhà lãnh đạo hoà bình, tay cầm một cây cung không có tên! (Vũ khí của Chúa chúng ta là gươm Khải Huyền 19:15). Kẻ địch lại Đấng Christ sẽ giải quyết những nan đề của thế giới và được mọi người tiếp nhận là Nhà Giải Phóng Vĩ Đại. Chữ dùng nói đến mão miện trong câu 2 là stephanos, có nghĩa “mão miện của “người chiến thắng”. Mão miện Chúa Giê-xu Christ đội là diadema, “vương miện” (19:12). Kẻ địch lại Đấng Christ không thể nào đội được mão miện diadema, vì mão miện ấy chỉ thuộc về một mình Con Đức Chúa Trời.

   Chắc chắn, trong một ý niệm ngày nay Chúa Giê-xu Christ đang chinh phục, khi Ngài cứu thoát con người ra khỏi xiềng xích tội lỗi và quỉ Sa-tan (Cô-lô-se1:13 Công vụ26:18). Nhưng việc chinh phục này bắt đầu bằng sự đắc thắng của Ngài trên thập tự giá và chắc chắn không phải đợi cho đến lúc mở ấn! Về sau chúng ta sẽ thấy hậu quả của các biến cố trong Khải Huyền 6:1-17 tương đương với những điều xảy ra do Chúa báo trước trong bài giảng trên núi Ô-li-ve và điều đầu tiên được đề cập đến là sự xuất hiện của những Christ giả (Ma-thi-ơ24:5).

Chiến Tranh (Khải Huyền 6:3-4).

   Kẻ địch lại Đấng Christ bắt đầu việc chinh phục bằng sự hoà bình, nhưng chẳng bao lâu nó thay đổi cây cung không có tên bằng thanh gươm. Màu đỏ thường liên quan đến sự gớm ghiếc và sự chết: con rồng màu đỏ (Khải Huyền 12:3), con thú màu đỏ (17:3). Đó là bức tranh mong muốn làm đổ huyết. Chiến tranh là một phần con người kinh nghiệm từ khi Ca-in giết A-bên em mình, do đó hình ảnh này sẽ bày tỏ cho tín hữu ở mọi thời đại, nhắc họ nhớ rằng cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ cầm quyền cai trị, mặc dù Ngài không chịu trách nhiệm cho những việc làm vô pháp luật của con người và các nước.

Đói Kém (Khải Huyền 6:5-6)

   Màu đen thường liên quan đến nạn đói (Giê-rê-mi14:1-2 Ca-thương 5:10). Đói kém và chiến tranh đi đôi với nhau. Nạn khan hiếm thực phẩm sẽ làm tăng vọt giá cả buộc chính phủ phải định mức những gì đã có. “Cân bánh trao cho các ngươi” là cụm từ cho thấy lương thực bị khan hiếm (Lê vi ký26:26). Một đơ-ni-ê là lương căn bản của một ngày công lao động (Ma-thi-ơ 20:2), nhưng dĩ nhiên sức mua của một đơ-ni-ê có giá trị hơn giá tiền tương đương với nó ngày nay. Một “đấu lúa mì” khoảng chừng hai pint (tương đương 0,5 lít) đủ cho nhu cầu hằng ngày của một người. Thông thường, một người có thể trả tiền một đơ-ni-ê mua tám đến mười hai đấu lúa mì, và còn nhiều hơn đối với lúa mạch là loại ngũ cốc giá nhẹ hơn.

   Tuy nhiên, trong cơn Đại Nạn, một người sẽ phải lao động suốt ngày mới chỉ đủ lương thực cho chính bản thân mình! Anh ta sẽ không dành được gì cho gia đình mình cả! Lúc ấy, người giàu sẽ dư dật rượu và dầu. Chẳng lạ gì đến cuối cùng Kẻ địch lại Đấng Christ sẽ kiểm soát nền kinh tế (Khải Huyền 13:17) khi con người này hứa chu cấp lương thực cho quần chúng đói khát.

Sự Chết (Khải Huyền 6:7-8)

   Sứ đồ Giăng thấy hai con người: Sự chết cỡi trên con ngựa sắc vàng và Âm phủ (vương quốc sự chết) đi theo nó. Đấng Christ cầm chìa khoá của sự chết và âm phủ (Khải Huyền 1:18), và ngày kia cả hai sẽ bị ném vào trong địa ngục (20:14). Sự chết đòi thân xác trong khi âm phủ đòi linh hồn người chết (20:13). Giăng thấy những kẻ thù này, được trang bị bằng gươm dao, đói kém, bệnh tật (sự chết), và thú rừng, đi ra giành giựt lấy con mồi. Vào thời cổ xưa, đói kém, dịch lệ và sự tàn phá của động vật sẽ đi kèm với chiến tranh (Giê-rê-mi 15:2 24:10 Ê-xê-chi-ên 14:21).

   Những bạo chúa mang lại cho thế giới chiến tranh, đói kém, bệnh tật chắc chắn không phải là điều mới mẻ. Những người trải qua đau khổ từ thời đế quốc Rô-ma cho đến cuộc chiến gần đây nhất đều dễ dàng nhận ra những điều báo trước về bốn người cỡi ngựa đáng sợ này. Đây là lý do tại sao sách Khải huyền là nguồn an ủi cho tín hữu bị hoạn nạn  suốt lịch sử Hội Thánh. Khi nhìn thấy Chiên Con mở ấn, họ nhận biết rằng Đức Chúa Trời đang cai trị và biết rằng chương trình của Ngài sẽ hoàn tất.

2. Phản ứng (Khải Huyền 6:9-17)

Giăng ghi lại hai phản ứng đối với việc mở các ấn, một phản ứng trên trời và một ở dưới đất.

Những Người Bị Giết Vì Đức Tin (Khải Huyền 6:9-11).

   Khi thầy tế lễ trong Cựu Ước dâng con sinh tế, người đổ huyết con sinh nơi chân bàn thờ bằng đồng (Lê vi ký4:7,18,25,30). Trong hình ảnh Cưụ Ước, huyết tiêu biểu cho sự sống (Lê vi ký17:11). Vì vậy, trong Khải huyền ở đây, linh hồn những người bị giết “ở dưới bàn thờ” cho thấy rằng họ đã hi sinh mạng sống vì vinh hiển Đức Chúa Trời. Sứ đồ Phao-lô có cùng ý tưởng khi viết trong thơ Phi 2:17 và IITi 4:6).

   Trong tiếng Hy Lạp, chữ martus, cho chúng ta chữ tiếng Anh Martyr có nghĩa là “người làm chứng” (Khải Huyền 2:13 17:6). Các thánh đồ bị kẻ thù giết vì họ đã làm chứng cho lẽ thật của Đức Chúa Trời và vì họ rao ra sứ điệp của Chúa Giê-xu Christ. Các thế lực của Kẻ địch lại Đấng Christ không thừa nhận lẽ thật, vì quỉ Sa-tan muốn đánh lừa họ và muốn họ chấp nhận lời dối trá của nó (Khải Huyền 19:20 20:10 IITê-sa-lô-ni-ca 2:9-12).

   Vì kẻ giết họ vẫn còn sống trên thế gian, nên có thể những người bị giết này hiện diện từ phần đầu của Cơn Đại Nạn. Nhưng họ tiêu biểu cho tất cả những người đã bỏ mình vì Chúa Giê-xu Christ và vì chân lý của Đức Chúa Trời, họ là niềm an ủi khích lệ cho tất cả mọi người ngày nay được kêu gọi nối tiếp bước chân của họ. Họ bảo đảm cho chúng ta rằng linh hồn của những người giết đang ở trên trời, đang chờ đợi sự sống lại (Khải Huyền 20:4), và chúng ta biết chắc rằng họ đang yên nghỉ và được mặc áo vinh hiển trên thiên đàng.

   Nhưng có phải “Cơ Đốc nhân” cầu xin Chúa báo thù những kẻ đã giết hại các thánh đồ không? Dẫu sao, cả Chúa Giê-xu và Ê-tiên đều cầu nguyện xin Đức Chúa Trời tHa-ba-cúc thứ cho người đã giết mình. Tôi tin rằng khi các thánh tử đạo bị giết trên thế gian, họ cũng cầu nguyện cho những người giết họ và đây là điều nên làm (Ma-thi-ơ5:10-12,43-48). Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng không phải kẻ thù của họ có bị đoán phạt không, nhưng mà là khi nào. “Ôi, hỡi Chúa, cho đến chừng nào?” là tiếng khóc than của con cái Đức Chúa Trời bị đau đớn trải qua nhiều thời đại. (Thi thiên74:9-10 79:5 Ha-ba-cúc 1:2). Các thánh đồ trên trời biết rằng cuối cùng Đức Chúa Trời sẽ đoán xét tội lỗi và lập sự công chính trên đất, nhưng họ không biết chính xác ngày giờ của Đức Chúa Trời. Họ không tìm cách trả thù cá nhân, nhưng họ tìm sự bênh vực thánh của Đức Chúa Trời và sự công chính của Ngài. Ngày nay, lời cầu nguyện, “Xin nước Ngài được đến!” của mọi tín hữu chân thành còn đang vang vọng. Đức Chúa Trời phán rõ với những người bị giết rằng sự hi sinh của họ là một cuộc hẹn, chớ không phải là tai nạn và những người khác cũng sẽ cùng tham gia với họ. Ngay cả sự chết của con cái Ngài, Đức Chúa Trời cũng đang cai trị (Thi thiên 116:15) vì thế không có việc gì phải sợ.

   Nhiều người khác nữa sẽ bị giết vì đức tin trước khi Chúa trở lại lập nước của Ngài. (Khải Huyền 11:7 12:11 14:13 20:4-5). Giống như ngày nay, lúc ấy dường như kẻ thù đang chiến thắng nhưng Đức Chúa Trời sẽ nói lời cuối cùng. Ngay cả trong thế kỷ hai mươi “văn minh tươi sáng” của chúng ta, cũng có hàng ngàn Cơ Đốc nhân bỏ mình vì Đấng Christ chắc chắn họ sẽ nhận lãnh mão triều thiên sự sống (2:10).

Những Cư Dân Trên Đất (Khải Huyền 6:12-17).

   Những người bị giết khóc than, “Xin trả thù cho chúng con!” nhưng những kẻ vô tín lại kêu khóc, “Xin hãy che khuất chúng tôi!”. Sáu ấn được mở ra xảy đến sự rối loạn và thảm hoạ trên toàn thế giới, kể cả một trong ba cơn động đất dữ dội (Khải Huyền 6:12 11:13 16:18-19). Muôn vật đều bị ảnh hưởng: mặt trời, mặt trăng, ngôi sao và các tầng trời, các núi non, hải đảo. Hãy đối chiếu khung cảnh này với Gio 2:30- 31 và 3:15 cũng như so sánh Es 13:9-10 và 34:2-4.

   Mặc dù Giăng dùng ngôn ngữ biểu tượng để viết, nhưng những câu này mô tả một quang cảnh gây hãi hùng, cả đến người can đảm nhất cũng hoảng sợ. Người ta sẽ tìm cách trốn khỏi mặt Đức Chúa Trời và Chiên Con! Hãy tưởng tượng cảnh người ta tìm cách chạy trốn khỏi một chiên con! Có lần tôi nghe Tấn sĩ Vance Havner nói rằng có một ngày miếng đất đắt giá nhất cũng chỉ là một hang ổ của loài gặm nhấm dưới đất và ông ta đã nói đúng.

   Chúng ta sẽ gặp “cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời” nhiều hơn khi tiếp tục nghiên cứu suốt sách Khải huyền (Khải Huyền 11:18 14:10 16:19 19:15). Chúng ta cũng gặp cơn nổi giận của quỉ Satan (12:17) và sự giận hoảng của các nước khi họ chống nghịch Đức Chúa Trời (11:18). Nếu con người không vâng phục tình thương của Đức Chúa Trời, và được ân điển Đức Chúa Trời thay đổi, lúc ấy chẳng còn có phương cách nào giúp họ thoát khỏi cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Giai cấp và sự giàu có sẽ không cứu được ai trong ngày kinh khiếp ấy. Bản liệt kê của sứ đồ Giăng bao gồm các vua, các quan trưởng, các nô lệ, người giàu và kẻ nghèo. “Ai có thể đứng nổi?”.

   Cụm từ “cơn thạnh nộ của Chiên Con” là chuyện ngược đời. “Cơn thạnh nộ của sư tử” nghe hợp lý hơn. Chúng ta quá quen thuộc với việc đề cao sự khiêm nhu và hiền hoà của Đấng Christ (Ma-thi-ơ11:28-30) đến nỗi quên mất đức thánh khiết và sự công chính của Ngài. Cùng một Đấng Christ tiếp rước con trẻ trong đền thờ cũng đã đánh đuổi những kẻ buôn bán khỏi đền thờ ấy. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời không giống như cơn giận dữ của con trẻ hoặc hình phạt của bậc làm cHa-ba-cúc mẹ thiếu bình tĩnh. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời là bằng chứng của tình yêu thương thánh khiết của Ngài dành cho tất cả mọi người ngay thẳng và là dấu ghét thánh của Ngài dành cho tất cả những người sống gian ác. Chỉ có người mềm yếu đa cảm mới muốn thờ lạy một Đức Chúa Trời không ngay thẳng trừng phạt sự gian ác trong thế gian.

   Hơn nữa, con người đề cập ở đây là người không ăn năn. Họ từ chối không chịu vâng phục ý chỉ Đức Chúa Trời. Họ muốn trốn khỏi Đức Chúa Trời trong nỗi sợ hãi hơn là chạy đến với Ngài trong đức tin (nhớ lại câu chuyện của A-đam và Ê-va). Họ là bằng chứng cho thấy chính sự đoán xét không thay đổi lòng con người. Con người không chỉ tìm cách trốn chạy khỏi Đức Chúa Trời, nhưng họ còn nói phạm đến Ngài nữa! (Khải Huyền 16:9,11,21). Nhưng có hi vọng nào cho các tín hữu trong thời gian xảy ra cơn đoán phạt khủng khiếp này không? Và còn tuyển dân của Đức Chúa Trời, dân Do Thái, đã lập giao ước với Kẻ địch lại Đấng Christ thì sao? Chắc chắn đây là những người tin cậy Chúa sau khi Hội Thánh được cất lên trời, nhưng họ sẽ xoay xở ra sao? Chúng ta chuyển qua Khải Huyền 7:1-17 để tìm lời giải đáp.

   Nhưng trước khi xem xét chủ đề thứ ba của Giăng trong phần này - Ơn cứu chuộc – chúng ta nên lưu ý những điểm tương đồng giữa lời tiên tri của Chúa Giê-xu ghi lại trong Ma-thi-ơ24:1- 51 và lời Giăng viết trong Khải Huyền 6:1-17. Bản tóm tắt sau đây cho thấy rõ.

Ma-thi-ơ 24

Người cỡi ngựa trắng (c.1-2)

Chiến tranh (c.6)

Đói kém (c.7a)

Sự chết (c.7b-8)

Các thánh tử đạo (c.9)

Toàn thế giới hỗn loạn (c.10-13)

Khải huyền 6

Những Christ giả (c.4-5)

Con ngựa đỏ - chiến tranh (c.3-4)

Con ngựa đen - đói kém(c.5-6)

Con ngựa sắc vàng - sự chết (c.7-8)

Các thánh tử đạo dưới bàn thờ (c.9-11)

Toàn thế giới hỗn loạn (c.12-17)

Ma-thi-ơ 24:14 giới thiệu sự rao giảng Phúc Âm về nước thiên đàng cho khắp thế giới, điều này có thể phù hợp với Khải Huyền 7:1-17. Đức Chúa Trời có thể dùng 144.000 người Giu-đa đã được đóng ấn đi rao báo lời của Ngài cho thế giới, đem lại sự cứu rỗi cho vô số người.

Lời Chúa mỗi ngày!

Đăng ký nhận bài